Nên đầu tư hay dự phòng rủi ro ở thời điểm hiện tại?

Các chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh…, như hiện nay đang là giai đoạn chống dịch Covid-19 thì một cá nhân hay hộ gia đình hay thậm chí là cả tổ chức (doanh nghiệp) đều nên tăng tỷ trọng tài sản dự phòng có tính thanh khoản cao như là tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm, vàng, ngoại tệ… hơn là đầu tư tài sản.

TP HCM đang có dấu hiệu tích cực về kiểm soát dịch bệnh vào cuối tháng 9, cơ hội dỡ phong tỏa vào tháng 10 đầy khả quan tuy nhiên các dòng tiền đầu tư, đặc biệt là bất động sản vẫn ít nhiều còn nặng tâm lý dè dặt, thận trọng vì thanh khoản của bất động sản hiện không cao.

Trong điều kiện bình thường tuỳ từng người, tối thiểu dòng tiền có thể phân bổ theo hướng chi tiêu 20%, dự phòng 20%, tích lũy 30% và tăng trưởng chiếm 30%. Tuy nhiên, trong bối cảnh phải sống chung với dịch bệnh ( như phương án TP HCM đang xác định), dòng tiền của nhà đầu tư nên cân đối lại theo tỷ trọng chi tiêu 20%, dự phòng 30%, tích luỹ 30% và tăng trưởng chỉ nên phân bổ 20%. Dòng tiền cho tăng trưởng được khuyến nghị giảm xuống 10% và nên dịch chuyển sang rổ tài khoản dự phòng, tức mức dự phòng cần tăng từ 20% lên 30% trong giai đoạn dịch bệnh.

Với dòng vốn một tỷ đồng trong giai đoạn sống chung với đại dịch trong thời gian tới, ta có thể phân bổ dòng tiền theo tỷ trọng: 200 triệu đồng dùng để chi tiêu, dự phòng khoảng 300 triệu đồng, tích lũy 300 triệu đồng và tăng trưởng chỉ nên ở mức 200 triệu đồng.

Ta cần phân biệt giữa tài khoản dự phòng và tài khoản đầu tư vì mục đích khác nhau, còn đầu tư loại bất động sản gì và đầu tư khu vực vùng ven hay vùng lân cận thì phụ thuộc vào sự am hiểu riêng khi khảo sát thực tế của nhà đầu tư . Tuy nhiên, dòng tiền dành cho đầu tư có thể được cân đối tùy khẩu vị, có thể gộp chung tích lũy và tăng trưởng làm một hoặc chỉ nên dùng số vốn dành cho tăng trưởng để mang đi đầu tư.

Nên lưu ý mức phân bổ vốn an toàn nhất để phòng vệ rủi ro là từ 12-24 tháng chi tiêu cơ bản trong thời điểm bình thường, và 24-36 tháng chi tiêu cơ bản trong thời điểm dịch bệnh. Nguyên tắc cơ bản là lấy 50% thu nhập định kỳ trong tháng để tính ra số tiền maximum có thể vay. Hoặc có thể bán bớt tài sản để tất toán nợ vay chờ qua hết giai đoạn khó khăn. Đây là nguyên tắc “thuyền xuyên bão”: phải vứt bớt các vật nặng để tăng độ an toàn cho con thuyền và toàn bộ thuỷ thủ. Nhà đầu tư có thể điều chỉnh danh mục để tỷ trọng nợ vay sẽ không chiếm quá 30-50% tuỳ theo ý muốn.

Ta có thể tưởng tượng dòng tiền như một đội bóng, huấn luyện viên là người đang nắm giữ tiền. Một đội bóng chỉ tấn công mà không phòng thủ có nguy cơ thất bại cao và một đội bóng mà chỉ phòng thủ không tấn công thì không có cơ hội chiến thắng. Do đó, công thức để chiến thắng là phải cân bằng giữa tấn công và phòng thủ.

Nguồn VnExpress.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh

Xem ngay Bảng Tính Chi Tiết 
& Chính Sách Ưu Đãi Mới Nhất T8/2024

(*) Thông tin KH cung cấp chỉ được sử dụng với mục đích tư vấn. Cam kết bảo mật